Osho - Đạo
- OSHO
- Thái Hà
- NXB Hà Nội
- 2019
- Tiếng Việt
- 300
- 19 x 13 cm
- 281
- Bìa Mềm
- Lịch Sử - Địa Lý - Tôn Giáo , Tôn Giáo
Sách cùng nhà phát hành
Nội dung sách
Osho (1931-1990) là một vị đạo sư hết sức kỳ lạ của thế kỷ hai mươi.
Tên thật của ông là Rajneesh Chandra Mohan Jain. Khoảng trong thập kỷ 70 người ta biết đến ông với tên Bhagwan Shree Rajneesh. Tháng 2 năm 1989, ông tự đổi tên là Osho. Osho vốn là danh xưng tiếng Nhật Bản cổ, có nghĩa là “đạo sư” của một dòng Thiền.
Osho để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với hàng trăm cuốn sách và vô số các bài thuyết giảng.
Thái Hà Books trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bộ sách gồm 5 cuốn của Osho: Đạo, Đức Phật, Thiền, Tantra và Upanishad.
ĐẠO
Các bậc Đạo sư chỉ nói về “Con Đường”. Đạo nghĩa là Con Đường – họ hoàn toàn không nói về đích đến. Họ nói: Đích đến sẽ tự lo, bạn không cần phải lo lắng về đích đến.
Nếu bạn biết Con Đường thì bạn biết đích đến, bởi vì đích đến không nằm ở cuối Con Đường, đích đến nằm dọc theo Con Đường – nó ở đó mỗi khoảnh khắc và mỗi bước đi. Không phải là khi Con Đường kết thúc bạn mới tới đích; mỗi khoảnh khắc, cho dù ở đâu, bạn cũng đều đang ở tại đích đến nếu bạn đang trên Con Đường.
Ở trên Con Đường là ở tại đích đến. Cho nên, các Đạo sư không nói về đích đến, họ không nói về Thượng Đế, họ không nói về giải thoát, niết bàn, chứng ngộ – không, hoàn toàn không. Thông điệp của họ rất đơn giản: Bạn phải tìm ra Con Đường. Mọi thứ trở nên phức tạp hơn một chút khi các bậc thầy nói: Con Đường không có bản đồ, Con Đường không được vẽ ra, Con Đường không phải thứ mà bạn bám theo ai đó mà tìm ra được. Con Đường không giống như đại lộ, Con Đường giống như chim bay trên bầu trời – không để lại dấu chân phía sau. Chim đã bay nhưng chẳng có dấu vết nào để lần theo. Con Đường không hề có lối. Nó không được làm sẵn, có sẵn; bạn không thể chỉ quyết định bước đi trên nó, bạn sẽ phải tìm ra nó. Bạn sẽ phải tìm ra nó theo cách của riêng mình, cách của người khác sẽ không khả dụng. Đức Phật đã bước, Lão Tử đã bước, Jesus đã bước, nhưng con đường của họ sẽ không giúp bạn được bởi vì bạn không phải là Jesus, bạn không phải là Lão Tử và bạn không phải là Đức Phật. Bạn là bạn, một cá nhân độc nhất vô nhị. Chỉ bằng cách bước đi, chỉ bằng cách sống cuộc sống của mình, bạn mới tìm ra Con Đường. Đây là thứ có giá trị lớn lao.
Đó là lý do tại sao Đạo giáo không phải một tôn giáo có tổ chức – không thể. Nó có tính tôn giáo thuần khiết, nhưng không phải là một tôn giáo có tổ chức. Bạn có thể là một Đạo nhân1 nếu bạn sống một cách chân thực và ngẫu hứng; nếu bạn đủ can đảm tiến vào cái không biết một mình, như một cá nhân; nếu bạn không dựa vào ai, không theo sau ai, cứ thế đi vào đêm tối mà không biết sẽ đến đâu hay có bị lạc lối không. Nếu bạn có can đảm thì bạn có lựa chọn đó. Nó đầy mạo hiểm. Nó đầy phiêu lưu.
Thiên Chúa giáo, Hindu giáo và Hồi giáo là những đại lộ: Bạn không cần mạo hiểm bất cứ điều gì – bạn chỉ cần theo sau đám đông. Với Đạo, bạn phải đi một mình, bạn phải ở một mình. Đạo đề cao cá nhân, không đề cao xã hội. Đạo đề cao sự độc đáo, không đề cao đám đông. Đạo đề cao tự do, không đề cao tiêu chuẩn. Đạo không có truyền thống. Đạo là một cuộc nổi dậy và là cuộc nổi dậy vĩ đại nhất
Sách cùng thể loại
-
Tâm Pháp
-
Ngự Dược Nhật Ký Trong Châu Bản Triều Nguyễn
-
Trí Tuệ Hoan Hủy
-
Từ Điển Triết Học Ấn Độ Giản Yếu
-
Tâm Kinh Giảng Lục
-
Văn Hoá Phật Giáo Trong Đời Sống Của Người Việt Ở Lào
-
Nói Với Người Bạn Tu Học
-
Kinh Bách Dụ
-
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh Tập 11: Ngô Quyền Đại Phá Quân Nam Hán (Tái Bản 2018)
-
Miền Trung - Kiến
-
Vu Lan - Bàn Về Lý Luận Siêu Độ
-
Bản Đồ