Kiểm Soát Xung Đột Lợi Ích Nhóm Trong Hoạt Động Công Vụ Nhằm Phòng Ngừa Tham Nhũng Ở Việt Nam Hiện Nay
- TS Phạm Thị Huệ
- NXB Chính Trị Quốc Gia
- NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
- 2020
- 230
- 20.5 x 14.5 x 1 cm
- 247
- Bìa Mềm
- Chính Trị - Pháp Lý - Triết Học , Triết Học- Lý Luận Chính Trị
Sách cùng nhà phát hành
Nội dung sách
Thời gian qua, hiện tượng “giàu lên bất thường” của một số cán bộ, công chức hay việc “cả họ làm quan” xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam và trở thành vấn đề được xã hội ngày càng quan tâm. Một số phương tiện truyền thông và chuyên gia gọi đó là hiện tượng “xung đột lợi ích” hay có bản chất của “xung đột lợi ích” trong thực thi công vụ. Vậy “xung đột lợi ích” là gì và có tác động như thế nào đến hoạt động công vụ để cần phải kiểm soát?
Xung đột lợi ích là khái niệm được nhắc đến nhiều trên thế giới và kiểm soát xung đột lợi ích được coi là một công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng được các quốc gia coi trọng. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, pháp luật hiện hành mới chỉ đưa ra khái niệm chung về xung đột lợi ích cũng như kiểm soát xung đột lợi ích và bước đầu ghi nhận, đưa ra các biện pháp giải quyết các tình huống xung đột lợi ích cụ thể, liên quan đến việc tặng quà và nhận quà tặng; có hành vi hoặc ra quyết định (hoặc gây ảnh hưởng) có lợi cho cá nhân hoặc người thân của người thực hiện hành vi, ra quyết định; đầu tư và chia sẻ lợi ích với doanh nghiệp và sử dụng lợi thế thông tin có được từ vị trí công tác. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012 và hiện nay là Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã có một số quy định để phòng ngừa, kiểm soát những tình huốhg “xung đột lợi ích” nhằm phòng ngừa tham nhũng, mặc dù không sử dụng thuật ngữ “xung đột lợi ích” (Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012) hoặc đã có khái niệm về xung đột lợi ích song chưa có chế định riêng về kiểm soát xung đột lợi ích. Hoạt động kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ trên thực tế cũng chưa được quan tâm thực hiện.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy mục tiêu của các giải pháp kiểm soát xung đột lợi ích là nhằm phòng, chống tham nhũng, đảm bảo tính liêm chính đề cao trách nhiệm giải trình, minh bạch trong hoạt động công vụ với sự tham gia đông đảo của xã hội trong hoạch định và thực thi chính sách, vì mục tiêu xây dựng và phát triển của bộ máy hành chính phục vụ, một đội ngũ công chức chuyên nghiệp, tính chịu trách nhiệm cao, một môi trường công vụ minh bạch, liêm chính, ở khía cạnh này, theo đánh giá mới nhất trong nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam thì “Việt Nam chưa có một hệ thông đảm bảo trách nhiệm giải trình đủ mạnh để dựa vào đó nâng cao hơn nữa hiệu quả của Nhà nước”.
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy, vấn đề kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi quyền hành pháp và tạo cơ sở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng, xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước liêm chính, trong sạch.
Sách cùng thể loại
-
Luật Nghĩa Vụ Quân Sự (Hiện Hành)
-
Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh Dành Cho Sinh Viên Đại Học, Cao Đẳng Khối Không Chuyên Ngành Mác - Lênin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh
-
Hợp Tác Khu Vực Châu Á: Nhân Tố Asean Và Ấn Độ
-
Luật Nuôi Con Nuôi (Hiện Hành) Và Văn Bản Hướng Dẫn
-
Về Cái Tinh Thần Trong Nghệ Thuật
-
Một Số Vần Đề Lý Luận Chính Trị Ở Việt Nam
-
Luật Nhà Ở (Hiện Hành) - Tái Bản 2020
-
Ngoại Giao Trung Quốc
-
Thủ Tướng Phan Văn Khải - Nhà Lãnh Đạo Xuất Sắc Của Đảng, Nhà Nước Và Nhân Dân
-
Tấm Gương Bác - Ngọc Quý Của Mọi Nhà - Quê Hương Nghĩa Nặng Tình Sâu
-
Thực Hiện Di Chúc Bác Hồ
-
[Phiên chợ sách cũ] Sổ Nhi đồng (Tái Bản 2019)